Theo quy định của pháp luật hiện hành, bạn cần hoàn thành nghĩa vụ thuế khi giải thể doanh nghiệp. Đây là một trong những điều kiện quan trọng để nghị quyết, quyết định giải thể doanh nghiệp được thông qua. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những điều cần biết để hiểu rõ về nghĩa vụ thuế.
1. Vì sao phải hoàn thành nghĩa vụ thuế khi giải thể doanh nghiệp?
Theo Khoản 2 Điều 207 Luật Doanh nghiệp, doanh nghiệp cần đáp ứng các điều kiện giải thể doanh nghiệp để được giải nghệ hợp pháp. Một trong số các điều kiện giải thể doanh nghiệp bao gồm việc bảo đảm thanh toán hết mọi khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác như nghĩa vụ thuế.
2. Nghĩa vụ thuế khi giải thể doanh nghiệp bao gồm những gì?
Ngoài việc hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế, doanh nghiệp cũng cần cung cấp đủ những giấy tờ cần thiết. Nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp khi giải thể bao gồm:
Nộp đầy đủ hồ sơ khai thuế: Nộp toàn bộ tờ khai thuế còn thiếu liên quan đến các sắc thuế thuộc nghĩa vụ trong thời gian hoạt động, kể cả khi không phát sinh doanh thu hay thuế phải nộp.
Nộp thuế đầy đủ: Hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế, nghĩa là nộp đủ số tiền thuế phải nộp, số tiền chậm nộp, tiền phạt vi phạm pháp luật về thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước (Khoản 12 Điều 3 Luật Quản lý thuế). Ngoài ra, cần xử lý số tiền thuế nộp thừa, số thuế giá trị gia tăng chưa được khấu trừ (nếu có).
Hoàn thành nghĩa vụ về hóa đơn: Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn, hủy hóa đơn chưa sử dụng sau khi được cơ quan thuế chấp nhận ngưng sử dụng mã số thuế theo đúng quy định của pháp luật.
Căn cứ theo Khoản 2 Điều 13 Nghị định 123/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ, trong trường hợp doanh nghiệp sau khi đã giải thể, đã chấm dứt hiệu lực mã số thuế có phát sinh thanh lý tài sản cần có hóa đơn để giao cho người mua, cơ quan thuế cấp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo từng lần phát sinh. |
Hoàn thành nghĩa vụ thuế với Hải quan (nếu có hoạt động xuất nhập khẩu): Nộp hồ sơ xác nhận hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế tại Chi cục Hải quan.
3. Quy trình quyết toán thuế giải thể doanh nghiệp
Quy trình quyết toán thuế khi giải thể doanh nghiệp bao gồm các bước cơ bản:
Bước 1: Gửi đề nghị đến cơ quan thuế để kiểm tra quyết toán thuế của doanh nghiệp mình tại cơ quan thuế.
Bước 2: Tiến hành quyết toán những khoản thuế phát sinh trong quá trình hoạt động và trong quá trình quyết toán thuế.
Bước 3: Nộp các khoản thuế, thực hiện thủ tục đóng mã số thuế để hoàn thành quyết toán thuế.
Bước 4: Nhận quyết định hoàn thành nghĩa vụ thuế.
Tham khảo thêm bài viết quy trình quyết toán thuế giải thể doanh nghiệp.
4. Câu hỏi thường gặp về nghĩa vụ thuế khi giải thể doanh nghiệp
Câu 1: Doanh nghiệp chấm dứt hoạt động mà chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thì ai phải nộp nợ thuế?
Theo Khoản 3 Điều 67 Luật Quản lý thuế, nếu doanh nghiệp chấm dứt hoạt động mà chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế, nghĩa vụ nộp nợ thuế được xác định tương ứng với mỗi loại hình doanh nghiệp như sau:
- Chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân.
- Chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
- Thành viên góp vốn công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.
- Cổ đông góp vốn công ty cổ phần.
- Thành viên hợp danh công ty hợp danh.
Câu 2: Có cần kê khai thuế sau khi đã nộp hồ sơ giải thể doanh nghiệp?
Doanh nghiệp không cần kê khai nộp thuế nếu kể từ ngày nộp hồ sơ giải thể doanh nghiệp, doanh nghiệp không phát sinh hoạt động kinh doanh.
Câu 3: Các sai lầm thường gặp phải trong quá trình hoàn thành nghĩa vụ thuế khi giải thể doanh nghiệp là gì?
Giải thể doanh nghiệp là một quá trình tương đối phức tạp, đặc biệt bước hoàn thành nghĩa vụ thuế. Các sai lầm mà doanh nghiệp thường mắc phải tại bước này có thể kể đến như:
- Không nộp đầy đủ hồ sơ khai thuế còn tồn đọng
- Không xử lý nợ thuế hoặc tiền phạt chậm nộp
- Không xử lý thuế giá trị gia tăng chưa khấu trừ hết hoặc số thuế nộp thừa
- Không thực hiện đúng quy định xử lý hóa đơn khi giải thể doanh nghiệp
- Không hoàn tất thủ tục xác nhận Hải quan đúng thời hạn
5. Dịch vụ giải thể doanh nghiệp của Kế toán MK
Nếu bạn chưa nắm rõ về nghĩa vụ thuế, cũng như thủ tục, quy trình giải thể doanh nghiệp, hãy để Kế toán MK giúp bạn. Kế toán MK có thể hỗ trợ:
- Tư vấn pháp lý.
- Soạn thảo hồ sơ.
- Hỗ trợ quyết toán thuế và nộp hồ sơ.
- Đóng mã số thuế hợp pháp, hạn chế rủi ro hành chính phát sinh về sau.
Trải qua hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ kế toán, tư vấn thuế và các giải pháp về thủ tục pháp lý dành cho nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau trên toàn quốc, Kế toán MK luôn mong muốn cung cấp cho khách hàng dịch vụ tối ưu cả về chất lượng lẫn chi phí. Ngoài ra, Kế toán MK tự hào sở hữu đội ngũ chuyên viên giàu kinh nghiệm thực chiến, luôn cập nhật kiến thức chuyên môn mới nhất.
Liên hệ ngay 0909 526 598 (Mrs. Thương) để được tư vấn giải pháp kịp thời – an toàn – bền vững.
Nghĩa vụ thuế khi giải thể doanh nghiệp là một trong những điều kiện tiên quyết mà doanh nghiệp cần đáp ứng để tránh những rủi ro sau này. Nghĩa vụ thuế không chỉ đề cập tới khía cạnh tài chính mà còn bao gồm cả việc cung cấp những hồ sơ, giấy tờ cần thiết để doanh nghiệp có thể giải thể một cách hợp pháp. Nếu bạn có bất cứ băn khoăn hay cần sự trợ giúp kịp thời, hãy liên hệ ngay tới Kế toán MK.
Kế toán MK cung cấp giải pháp kế toán – thuế – pháp lý và đồng hành cùng sự phát triển bền vững của doanh nghiệp:
Trụ sở chính Hồ Chí Minh:
- Địa chỉ: 652/31B, Quốc lộ 13, Khu phố 4, Phường Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh.
- Mã số thuế: 0317916553
Văn phòng đại diện Hồng Ngự, Đồng Tháp:
- Địa chỉ: 120 Đường Xuân Diệu, Phường An Thạnh, TP. Hồng Ngự, Tỉnh Đồng Tháp
- Mã số thuế: 0317916553-001
Thông tin liên hệ:
- Dịch vụ pháp lý: 0909 526 598 (Mrs. Thương)
- Dịch vụ kế toán: 0915 101 726 (Mrs. Thảo) | 0908 847 986 (Mr. Nhân)
- Email: info@ketoanmk.com
- Website: www.ketoanmk.com
Thời gian làm việc:
- Thứ 2 – Thứ 6: 8:00 AM – 5:30 PM
- Thứ 7: 8:00 AM – 4:30PM