Hướng dẫn chi tiết quy trình quyết toán thuế giải thể doanh nghiệp

Người phụ nữ kế toán đang xem xét hồ sơ tài chính, quy trình quyết toán thuế giải thể doanh nghiệp

Khi doanh nghiệp chuẩn bị chấm dứt hoạt động, việc thực hiện đúng quy trình quyết toán thuế giải thể là bước bắt buộc để hoàn tất thủ tục pháp lý. Nếu không xử lý đúng – đủ – đúng hạn, doanh nghiệp có thể vướng phải những rủi ro không đáng có. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn chi tiết quy trình quyết toán thuế giải thể doanh nghiệp theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.

1. Quy trình quyết toán thuế giải thể doanh nghiệp

Để được cơ quan thuế tuyên bố đã hoàn thành nghĩa vụ thuế, doanh nghiệp cần thực hiện đầy đủ các bước trong quy trình quyết toán thuế khi giải thể:

Bước 1: Xử lý hết công nợ, bao gồm cả thu và trả nợ đối với đối tác, nhà cung cấp, cơ quan, tổ chức khác.

Bước 2: Thanh lý tài sản và chấm dứt hợp đồng lao động.

Bước 3: Đóng các tài khoản ngân hàng mà doanh nghiệp đứng tên.

Trong quy trình quyết toán thuế giải thể doanh nghiệp, doanh nghiệp cần chuẩn bị và nộp hồ sơ theo hướng dẫn của ngân hàng để nhanh chóng đóng tài khoản.
Doanh nghiệp cần chuẩn bị và nộp hồ sơ theo hướng dẫn của ngân hàng để nhanh chóng đóng tài khoản

Bước 4: Báo giảm lao động và làm thủ tục chốt sổ BHXH.

Bước 5: Nộp đầy đủ, đúng hạn các khoản thuế.

Bước 6: Hoàn thiện sổ sách kế toán đến thời điểm quyết định giải thể.

Bước 7: Gửi hồ sơ thông báo giải thể doanh nghiệp tới Sở Kế hoạch và Đầu tư (lần 1). Sau khi thông tin doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia chuyển sang trạng thái “NTT đang làm thủ tục giải thể”, doanh nghiệp tiến hành nộp tờ khai và báo cáo thuế gồm:

  • Báo cáo thuế quý hoặc tháng.
  • Báo cáo tài chính.
  • Tờ khai quyết toán thuế cuối năm.

Bước 8: Sau khi nộp đầy đủ các báo cáo thuế còn thiếu, cơ quan thuế ra quyết định quyết toán doanh nghiệp. Doanh nghiệp kiểm tra, sắp xếp lại chứng từ, hóa đơn, in sổ sách kế toán các năm đã quyết toán để cung cấp cho cơ quan thuế.

Bước 9: Sau khi cơ quan thuế kiểm tra xong, doanh nghiệp nộp các khoản tiền thuế còn lại và tiền phạt phát sinh căn cứ vào biên bản kiểm tra.

Bước 10: Nộp hồ sơ giải thể doanh nghiệp (lần 2) cho Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Lưu ý: Căn cứ theo Khoản 5 Điều 208 Luật Doanh nghiệp, doanh nghiệp cần thanh toán các khoản nợ theo thứ tự ưu tiên sau:

  • Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và các quyền lợi khác của người lao động theo hợp đồng lao động đã ký kết và thỏa ước lao động tập thể.
  • Nợ thuế.
  • Các khoản nợ khác.

2. Hồ sơ quyết toán thuế giải thể doanh nghiệp gửi cơ quan thuế quản lý

Hồ sơ quyết toán thuế giải thể doanh nghiệp mà doanh nghiệp cần nộp về bản chất chính là các báo cáo thuế doanh nghiệp phải nộp vào cuối mỗi năm. Tuy nhiên, khi lập hồ sơ quyết toán thuế giải thể, doanh nghiệp phải nộp báo cáo trong khoảng thời gian từ đầu năm đến thời điểm giải thể, thay vì hết năm tài chính. Báo cáo quyết toán năm giải thể sẽ bao gồm 2 bộ hồ sơ, cụ thể:

1 – Hồ sơ quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) gồm:

  • Tờ khai quyết toán thuế TNDN.
  • Báo cáo tài chính năm hoặc báo cáo tài chính đến thời điểm có quyết định về việc doanh nghiệp thực hiện giải thể, chấm dứt hoạt động.
  • Tùy theo thực tế phát sinh, doanh nghiệp nộp thêm các giấy tờ sau:
    • Phụ lục kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
    • Phụ lục chuyển lỗ.
    • Các phụ lục ưu đãi về thuế TNDN.
    • Phụ lục số thuế TNDN đã nộp ở nước ngoài được trừ trong kỳ tính thuế.
    • Phụ lục thuế TNDN đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản.
    • Phụ lục báo cáo trích, sử dụng quỹ khoa học và công nghệ (nếu có).
    • Phụ lục thông tin về giao dịch liên kết và giao dịch liên kết (nếu có).
    • Phụ lục bảng phân bố số thuế TNDN phải nộp đối với cơ sở sản xuất (nếu có).
  • Trường hợp có dự án đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp cần bổ sung:
    •  Bản chụp tờ khai thuế thu nhập ở nước ngoài có xác nhận của người nộp thuế.
    • Bản gốc xác nhận của cơ quan thuế nước ngoài về số thuế đã nộp hoặc bản chụp chứng từ nộp thuế ở nước ngoài có xác nhận của người nộp thuế hoặc bản chụp có giá trị tương đương có xác nhận của người nộp thuế.

2 – Hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân (TNCN) gồm:

  • Tờ khai quyết toán thuế TNCN.
  • Phụ lục bảng kê chi tiết cá nhân thuộc diện tính thuế theo biểu lũy tiến từng phần.
  • Phụ lục bảng kê khai chi tiết cá nhân thuộc diện tính thuế theo thuế suất toàn phần.
  • Phụ lục bảng kê chi tiết người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh.
  • Giấy ủy quyền quyết toán thuế TNCN của cá nhân ủy quyền cho công ty quyết toán thuế.
  • Giấy ủy quyền (nếu người thực hiện thủ tục không phải là đại diện pháp luật).
Để tuân thủ quy trình quyết toán thuế giải thể doanh nghiệp, công ty phải lập riêng hai bộ hồ sơ để quyết toán từng loại thuế.
Doanh nghiệp cần chuẩn bị hai bộ hồ sơ khác nhau để quyết toán hai loại thuế khác nhau
Hồ sơ quyết toán thuế giải thể doanh nghiệp yêu cầu doanh nghiệp chuẩn bị rất nhiều giấy tờ, có thể khiến doanh nghiệp bỏ sót, dẫn đến chậm trễ trong quá trình giải thể doanh nghiệp cũng như một số rủi ro không mong muốn. Để giải quyết vấn đề này, bạn có thể tìm kiếm sự hỗ trợ của Kế toán MK. Kế toán MK sẽ tư vấn và thu thập thông tin, soạn thảo đúng, đầy đủ hồ sơ quyết toán thuế giải thể doanh nghiệp gửi cơ quan thuế quản lý.

Liên hệ 0915 101 726 (Mrs. Thảo) hoặc 0908 847 986 (Mr. Nhân) để được tư vấn chi tiết, gói dịch vụ phù hợp với nhu cầu của bạn.

3. Các lưu ý quan trọng khi quyết toán thuế giải thể doanh nghiệp

Doanh nghiệp cần lưu ý những điều sau khi quyết toán thuế giải thể doanh nghiệp:

  • Lưu trữ sổ sách kế toán: Doanh nghiệp cần giữ đầy đủ sổ sách kế toán để phục vụ công tác kiểm tra của cơ quan thuế.
  • Tuân thủ thời hạn nộp thuế: Các khoản thuế phải được nộp trong vòng 45 ngày kể từ ngày có quyết định giải thể. Nếu không nộp đầy đủ thuế theo thời hạn đã quy định, doanh nghiệp sẽ bị tính tiền chậm nộp với 0,03% mỗi ngày trên số tiền chưa nộp, đồng thời có thể khiến hồ sơ giải thể bị treo, gây phát sinh rủi ro pháp lý không đáng có.
  • Thuê dịch vụ hỗ trợ: Trong trường hợp người nộp thuế hoặc nhân viên không có đủ chuyên môn, doanh nghiệp nên cân nhắc thuê đơn vị kế toán chuyên nghiệp, ví dụ như Kế toán MK. Kế toán MK sẽ tận tình tư vấn, hỗ trợ, đảm bảo hồ sơ đúng theo quy định của pháp luật.
Chuyên gia hỗ trợ tư vấn về quy trình quyết toán thuế giải thể doanh nghiệp
Bạn nên tìm kiếm sự hỗ trợ từ các chuyên viên giàu kinh nghiệm để được hỗ trợ tận tâm, nhanh chóng giải thể doanh nghiệp theo đúng quy định của pháp luật

4. Câu hỏi thường gặp về quy trình quyết toán thuế giải thể doanh nghiệp

Câu 1: Trường hợp nào không tính tiền chậm nộp?

Căn cứ vào Khoản 5 Điều 59 Luật Quản lý thuế, những đối tượng thuộc 2 trường hợp sau sẽ không bị tính tiền chậm nộp thuế:

  • Người nộp thuế cung ứng hàng hóa, dịch vụ được thanh toán bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, bao gồm cả nhà thầu phụ được quy định trong hợp đồng ký với chủ đầu tư và được chủ đầu tư trực tiếp thanh toán nhưng chưa được thanh toán.
  • Các trường hợp quy định tại điểm b khoản 4 Điều 55 của Luật Quản lý thuế thì không tính tiền chậm nộp trong thời gian chờ kết quả phân tích, giám định; trong thời gian chưa có giá chính thức; trong thời gian chưa xác định được khoản thực thanh toán, các khoản điều chỉnh cộng vào trị giá hải quan.

Câu 2: Trường hợp nào doanh nghiệp được gia hạn nộp thuế?

Theo Điều 62 Luật Quản lý thuế, việc gia hạn thời gian nộp thuế chỉ được cơ quan thuế xem xét khi người nộp thuế có văn bản đề nghị và thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Bị thiệt hại vật chất, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, kinh doanh do gặp trường hợp bất khả kháng (thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ, các trường hợp bất khả kháng khác theo quy định của Chính phủ).
  • Phải ngừng hoạt động do di dời cơ sở sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền làm ảnh hưởng đến kết quả sản xuất, kinh doanh.

Người nộp thuế thuộc trường hợp được gia hạn nộp thuế được gia hạn nộp thuế một phần hoặc toàn bộ tiền thuế phải nộp.

Câu 3: Trường hợp nào doanh nghiệp giải thể được miễn quyết toán thuế?

Doanh nghiệp thuộc 2 trường hợp sau sẽ được miễn quyết toán thuế khi giải thể:

Trường hợp 1: Doanh nghiệp nộp thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp theo tỷ lệ % trên doanh thu:

Theo Điểm a, Khoản 8.2, Điều 16, Thông tư số 151/2014/TT-BTC, doanh nghiệp trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh thuộc diện nộp thuế TNDN theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ, theo đúng quy định của pháp luật về thuế TNDN thù khi giải thể sẽ không cần phải thực hiện quyết toán thuế.

Trường hợp 2: Doanh nghiệp giải thể không phát sinh doanh thu, chưa sử dụng hóa đơn từ lúc hoạt động đến lúc thực hiện thủ tục giải thể:

Căn cứ vào Điểm b, Khoản 8.2, Điều 16, Thông tư số 151/2014/TT-BTC, các doanh nghiệp giải thể tính từ thời điểm được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đến thời điểm giải thể, nếu không phát sinh doanh thu hay chưa sử dụng hóa đơn thì sẽ được miễn quyết toán thuế.

Ngoài ra, với các trường hợp doanh nghiệp đã phát hành hóa đơn, có phát sinh doanh thu, nếu đáp ứng được đầy đủ các quy định sau cũng sẽ không cần phải quyết toán thuế:

  • Có doanh thu bình quân năm (tính từ năm chưa được quyết toán hoặc thanh tra, kiểm tra thuế đến thời điểm doanh nghiệp giải thể) không quá 1 tỷ đồng/năm.
  • Kể từ năm doanh nghiệp chưa được quyết toán hoặc thanh tra, kiểm tra thuế đến thời điểm giải thể doanh nghiệp không bị xử phạt vi phạm pháp luật về hành vi trốn thuế.
  • Số thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp tính từ năm chưa được quyết toán hoặc thanh tra, kiểm tra thuế đến thời điểm giải thể cao hơn số thuế thu nhập doanh nghiệp nếu tính theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ.

Bài viết trên đã hướng dẫn chi tiết quy trình quyết toán thuế giải thể doanh nghiệp. Trong quá trình Từ việc xử lý công nợ, nộp thuế đúng hạn, chuẩn bị hồ sơ quyết toán thuế TNDN, TNCN đến việc phối hợp kiểm tra với cơ quan thuế, mỗi khâu đều cần sự chính xác và kịp thời. Bạn có thể liên hệ Kế toán MK để nhận được tư vấn phù hợp, nhanh chóng, đảm bảo không phát sinh chi phí không đáng có.

Kế toán MK cung cấp giải pháp kế toán – thuế – pháp lý và đồng hành cùng sự phát triển bền vững của doanh nghiệp:

Trụ sở chính Hồ Chí Minh:

  • Địa chỉ: 652/31B, Quốc lộ 13, Khu phố 4, Phường Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh.
  • Mã số thuế: 0317916553

Văn phòng đại diện Hồng Ngự, Đồng Tháp:

  • Địa chỉ: 120 Đường Xuân Diệu, Phường An Thạnh, TP. Hồng Ngự, Tỉnh Đồng Tháp
  • Mã số thuế: 0317916553-001

Thông tin liên hệ:

  • Dịch vụ pháp lý: 0909 526 598 (Mrs. Thương)
  • Dịch vụ kế toán: 0915 101 726 (Mrs. Thảo) | 0908 847 986 (Mr. Nhân)
  • Email: info@ketoanmk.com
  • Website: www.ketoanmk.com

Thời gian làm việc:

  • Thứ 2 – Thứ 6: 8:00 AM – 5:30 PM
  • Thứ 7: 8:00 AM – 4:30PM
Picture of Nguyễn Huỳnh Nhân

Nguyễn Huỳnh Nhân

Tôi là Nguyễn Huỳnh Nhân – Giám đốc tài chính tại Kế toán MK, với hơn 15 năm kinh nghiệm trong kiểm toán, kế toán và quản trị rủi ro tại các tập đoàn đa quốc gia. Tôi chia sẻ kiến thức thực tiễn về thuế, pháp lý và tài chính doanh nghiệp nhằm hỗ trợ cộng đồng kinh doanh Việt

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Bài viết nổi bật
Kế toán MK
Đăng ký thành công!
Chuyên viên sẽ gọi bạn trong thời gian sớm nhất! Nếu cần hỗ trợ gấp, vui lòng liên hệ hotline:
👉 Dịch vụ pháp lý: 0909 526 598 (Mrs. Thương)
👉 Dịch vụ kế toán: 0915 101 726 (Mrs. Thảo) | 0908 847 986 (Mr. Nhân)